Sinh viên với an toàn thông tin là cuộc thi kiến thức và kỹ năng về an toàn thông tin được Hiệp hội An toàn thông Việt Nam (VNISA) chủ trì tổ chức cho sinh viên trên toàn quốc từ năm 2008 và mở rộng ra khu vực ASEAN từ năm 2019 đến nay. Đây là một hoạt động trong chuỗi sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam được VNISA tổ chức thường niên.
Theo danh sách các đội thi vòng chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” mới được Ban tổ chức thông báo, bên cạnh 10 đội sinh viên Việt Nam xuất sắc nhất vòng sơ khảo, 6 đội đại diện cho các nước ASEAN khác gồm có: CyberX (Malaysia), Bermuda (Myanmar), SMU Whitehat Society (Singapore), Elite 1 (Indonesia), Sarang Tabuan (Brunei) và Cyberpunk2020 (Lào).
Danh sách 16 đội thi chung khảo "Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2020" vào ngày 28/11 tới. |
Trước đó, tại lễ bế mạc vòng sơ khảo cuộc thi diễn ra chiều ngày 31/10, Ban tổ chức đã chính thức công bố 10 đội sinh viên Việt Nam giành suất vào vòng Chung khảo cuộc thi cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020”, bao gồm: HMCUS.Twice của Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP.HCM); NotEfiens của Đại học Bách khoa, Đại học quốc gia TP.HCM); Pawsitive của Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội; PTIT.AmongUs của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TP.HCM;
PTIT. PTIT.1nfern0 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở Hà Nội; ISIT-DTU1 của Đại học Duy Tân; AmongUs của Đại học FPT Hà Nội; Nupakachi của Đại học Bách Khoa Hà Nội; và MSEC_ADC, MSEC_SUPPORT cùng đến từ Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Nói chất lượng cuộc thi, ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch VNISA, Phó Trưởng Ban tổ chức cuộc thi nhận định, trình độ của các đội sinh viên Việt Nam đã được cải thiện qua nhiều năm và không hề thua kém những đội đến từ ASEAN.
“Thậm chí, nếu nhìn vào kết quả thi chung khảo năm ngoái và sơ khảo năm nay, chất lượng các đội thi của Việt Nam có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, kết quả này có thể do hiện nay các nước ASEAN khác chưa đặt nặng việc lựa chọn đội tuyển tham gia, trong khi Việt Nam tiến hành chọn đội dự thi chung khảo trải qua nhiều vòng, nhiều cấp. Vì thế, việc so sánh, đánh giá chất lượng sinh viên an toàn thông tin Việt Nam so với khu vực chỉ là tương đối”, ông Hùng chia sẻ thêm.
Cũng theo đại diện Ban tổ chức, so với các năm trước, cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” có quy mô lớn hơn, hình thức thi không mới nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên phần thi online nhiều hơn. Trong 13 năm tổ chức, năm nay có gần 200 đội thi tham gia vòng khởi động, tức là gần 1.000 sinh viên dự thi. Đây là tín hiệu đáng mừng cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam.
Theo kế hoạch, Vòng chung khảo “Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2020” sẽ được tổ chức vào ngày 28/11/2020. Đề thi được xây dựng theo cách thức đối kháng (tấn công và phòng thủ trực tiếp). Mười sáu đội tham dự vòng chung khảo thi trong thời gian 8 tiếng, theo hình thức online hoàn toàn (với các đội ASEAN) và online tập trung (với các đội Việt Nam).
Vòng chung khảo cho các đội Việt Nam và Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội). Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những đội sinh viên Việt Nam giành giải cao sẽ diễn ra trong khuôn khổ hội thảo quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020” dự kiến được tổ chức vào ngày 2/12/2020 tại Hà Nội.
Tiếp tục nhận được sự bảo trợ của Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT và sự phối hợp tổ chức của Cục An toàn thông tin, Cục CNTT thuộc 2 bộ này, cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học; đồng thời đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực an toàn thông tin.Nhiều người hâm mộ Jun Phạm tập trung tại Nhà hát Lớn Hà Nội để chúc mừng anh. Hoạt động do Skybook - đơn vị phát hành cuốn "Xứ sở Miên Man" khởi xướng. Ảnh: Đức Huy.
Tối 29/11, Jun Phạm không thể có mặt tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia. Tuy nhiên, ngay khi có kết quả Xứ sở Miên Manđoạt giải C, anh nhanh chóng được cộng đồng người hâm mộ báo tin. Đặc biệt phía bên ngoài Nhà hát lớn Hà Nội, nhóm fan của anh reo hò vui mừng khi tên cuốn sách được xướng lên.
Một trong số đó là Thùy Linh (sinh năm 2004). Chia sẻ với Tri Thức - Znews, cô nói cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào trước giải thưởng thần tượng giành được.
"Tôi nhớ Jun Phạm chia sẻ anh đã mất ba năm để viết nên cuốn sách này. Thành công của anh truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều, rằng chỉ cần ta đặt tâm huyết vào một việc gì đó nhất định sẽ nhận lại kết quả tích cực", Linh nói.
Chung cảm xúc, Huyền Nga (sinh năm 2003) kể cô biết tới nam nghệ sĩ từ khi anh còn hoạt động ở nhóm nhạc 365, song phải đến sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, cô mới trở thành "fan cứng" và quan tâm cả hành trình viết sách của anh.
![]() |
Nga (áo đỏ) và Linh hạnh phúc khi cuốn sách của Jun Phạm nhận giải C Giải thưởng Sách Quốc gia 2024. Ảnh: Ánh Hoàng. |
Khi đọc Xứ sở Miên Man, Nga cảm giác như được sống lại tuổi thơ qua những câu văn vừa gần gũi, vừa thơ mộng, giống như chính bản thân là nhân vật trong cuốn sách.
"Con ngoan như cô Tấm thì sẽ gặp được nhà vua, con mà hư là sẽ bị ông Kẹ bắt. Trên cung trăng có chú Cuội đang ngồi bên gốc đa nhớ nhà" là đoạn Nga ấn tượng nhất trong tác phẩm của thần tượng.
"Những nhân vật trong sách rất quen thuộc, như cô Tấm, chú Cuội, ông Kẹ mà gần như đứa trẻ nào cũng biết", cô nói.
Bày tỏ rằng Xứ sở Miên Manđã "chạm đến trái tim mình", Nga cho biết cô khá tự tin từ trước khi lễ trao giải diễn ra rằng cuốn sách sẽ có giải và đúng như dự đoán, giải C cũng là kết quả xứng đáng dành cho tác phẩm. Cô cũng hy vọng qua thành tích này, cuốn sách sẽ được nhiều người biết đến hơn.
Cũng là một trong hàng chục bạn trẻ có mặt tại Nhà hát Lớn, Thu Phương (sinh năm 2002, giáo viên tiểu học) bày tỏ Jun Phạm là một trong những nghệ sĩ cô hâm mộ vì tinh thần lạc quan, vui vẻ, truyền cảm hứng cho người khác.
Với Phương, Xứ sở Miên Manlà một cuốn sách "chữa lành", dù là người lớn hay trẻ em đều nên đọc vì ý nghĩa nó mang lại. Cô cũng sẽ mua tác phẩm này để tặng học sinh của mình.
![]() |
Thu Phương in bức ảnh cô gặp Jun Phạm tại sự kiện hồi tháng 10, đem đến Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: Ánh Hoàng. |
"Tôi thích nhất câu 'Khôn lớn không hề đáng sợ' mà anh Jun Phạm viết trong sách, thật đúng là vậy. Bên cạnh đó, hệ thống tên nhân vật hay hình ảnh bìa sách cũng rất hay, thu hút", cô nói.
Từng chia sẻ với Tri Thức - Znews, Jun Phạm (tên thật: Phạm Duy Thuận) cho biết việc tác phẩm thiếu nhi đầu tay lọt vào vòng Chung khảo Giải Sách Quốc gia 2024 là một sự ghi nhận bất ngờ và ý nghĩa nhất, cũng là một sự khích lệ to lớn giúp anh cố gắng và nghiêm túc nhiều hơn trong từng câu chữ sắp đến.
![]() |
Jun Phạm cùng tác phẩm "Xứ sở Miên Man". Ảnh: Fanpage Jun Phạm. |
Xứ sở Miên Manlà câu chuyện về hành trình một ông bố giải cứu cô con gái nhỏ ở một vùng đất tưởng tượng tên là Minamun hay Miên Man, được Jun Phạm nhen nhóm trong khoảng thời gian dịch Covid-19.
"Hành trình trong Xứ sở Miên Mankhông phải là để lớn lên mà là tìm cách để bé lại. Bé lại ở đây không phải nói về tuổi tác hay hình dáng mà là sự ngây thơ trong sáng của mỗi chúng ta.
Hoá ra khi ta lớn lên, nó vẫn ở đó chứ không hề mất đi. Có chăng là những quên lãng khiến cuộc đời ta trở nên khô cằn rồi chính ta lại tự đặt cho sự khô cằn đó bằng một cái tên mỹ miều hơn là 'trưởng thành'", anh từng chia sẻ.
Thông qua cuốn sách, Jun Phạm muốn gửi gắm thông điệp về hành trình trưởng thành. Với anh, trưởng thành hay không không quan trọng bằng chất lượng của cuộc sống, "ai cũng muốn mình sẽ trở nên hạnh phúc".
"Xứ sở Miên Manbàn khá nhiều về trưởng thành nhưng cái cốt lõi vẫn là hành trình đi tìm hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng mỗi người sẽ có một hành trình đi tìm hạnh phúc rất riêng và độc bản, cuốn sách này chỉ là một trong nhiều cách như vậy", anh bày tỏ.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII (2024)được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
" alt=""/>Fan Jun Phạm tự hào khi thần tượng đoạt Giải Sách Quốc giaMới đây, Sở Thông tin và Truyền thông Bình Phước đã khai mạc khóa đào tạo chuẩn hóa nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) cho các cán bộ, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực CNTT của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Khóa đào tạo chia thành 2 lớp: an toàn thông tin (ATTT) và xây dựng, quản lý, vận hành trung tâm dữ liệu (Data Center), diễn ra từ ngày 23/11 đến ngày 31/12/2020 tại Trung tâm CNTT và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông).
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước, mục tiêu của khóa đào tạo ATTT là trang bị kiến thức, kỹ năng về vận hành khai thác hệ thống ATTT của tỉnh, đảm bảo ATTT trên các thiết bị di động cho các học viên. Bên cạnh đó, trang bị kỹ năng điều tra, ứng cứu sự cố hệ thống thông tin. Cuối khóa, học viên sẽ tham gia diễn tập theo tình huống tấn công có chủ đích vào hệ thống mạng cơ quan nhà nước.
Với khóa đào tạo xây dựng, quản lý và vận hành trung tâm dữ liệu, học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về vận hành một trung tâm dữ liệu theo mô hình hiện đại, có những giải pháp phòng chống tấn công, xử lý mã độc cho trung tâm dữ liệu.
Sau khi học xong, các học viên sẽ nắm vững kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, đáp ứng cho nhiệm vụ đảm bảo ATTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; vận hành hiệu quả trung tâm dữ liệu để phục vụ công tác xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
Hải Lam
Trong lớp tập huấn mới đây ở Ninh Thuận, cán bộ, công chức Viện Kiểm sát nhân dân được hướng dẫn một số kỹ năng bao gồm sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử, bảo mật, an toàn thông tin…
" alt=""/>Bình Phước: Đào tạo An toàn thông tin, chuẩn hóa nguồn nhân lực